Nhiều phụ huynh Việt Nam không chú trọng giáo dục cho con kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Điều này khiến trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 4 tuổi trở lên có nguy cơ bị xâm hại cao. Trong bài viết sau, Theeastwing sẽ giới thiệu 5 kỹ năng cơ bản về phòng tránh bị xâm hại cơ bản để ba mẹ giáo dục con mình.
Ảnh bìa
Mục lục
Kỹ năng nhận thức các bộ phận trên cơ thể
Một trong những nguyên hàng đầu khiến trẻ bị xâm hại là do không hiểu rõ về cơ thể của mình và khiến kẻ xấu lợi dụng. Do đó, để phòng tránh xâm hại trẻ em, ba mẹ phải hướng dẫn con tìm hiểu về cơ thể mình, đặc biệt là vùng kín.
Việc giáo dục về cơ thể nên bắt đầu khi bé lên 3 tuổi. Ban đầu, ba mẹ dạy trẻ nhớ tên các bộ phận cơ thể. Khi trẻ lớn hơn thì ba mẹ giới thiệu sâu hơn về vùng kín, rèn luyện ý thức bảo vệ và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ phải biết rằng không ai được phép nhìn, sờ, chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng kín, ngoại trừ ba mẹ khi tắm hoặc khi khám bệnh dưới sự quan sát của ba mẹ.

Kỹ năng bảo vệ và tôn trọng ranh giới cá nhân
Khi giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại, ngoài việc dạy trẻ không cho người khác chạm vào vùng kín thì ba mẹ cần cho trẻ biết tuyệt đối không đụng chạm vào vùng kín của người khác. Nhiều ba mẹ chỉ quan tâm tới vế đầu và bỏ qua vế sau. Trẻ phải biết cách tôn trọng cơ thể của người khác. Không những thế, điều này cũng giúp trẻ tránh bị lạm dụng.
Kỹ năng tâm sự, trò chuyện với ba mẹ
Không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng nhận biết thế nào là tình huống nguy hiểm. Nếu ba mẹ đưa ra ví dụ về xâm hại tình dục có thể khiến trẻ khó hiểu và sợ hãi. Thay vì hù dọa trẻ, ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự về cuộc sống hàng ngày của trẻ. Trẻ sẽ tin tưởng và kể hết mọi chuyện cho ba mẹ nghe. Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em này giúp ba mẹ nhanh chóng phát hiện những mối nguy hiểm tiềm tàng.

Kỹ năng xử lý khi rơi vào nguy hiểm
Trẻ nhỏ thường có tâm lý ngại từ chối vì sợ bị ghét, bị cô lập. Khi bị dọa nạt, trẻ cũng thường bị hoảng sợ. Điều này khiến kẻ xấu tận dụng sơ hở và thực hiện hành vi đồi bại. Ba mẹ cần dạy trẻ cách phản ứng, giữ bình tình và tìm cách nhờ sự hỗ trợ nếu gặp phải tình huống nguy hiểm.
Xem thêm: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Kỹ năng đề phòng người quen biết
Khi dạy kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, trẻ cần biết rằng mình có thể gặp nguy hiểm ở bất kỳ đâu, bởi bất kỳ ai, kể cả người thân quen. Người Việt Nam có thói quen đụng chạm, cấu véo vùng nhạy cảm của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ nhầm tưởng và không đề phòng khi bị kẻ xấu xâm hại. Ba mẹ cần can ngăn nếu những người xung quanh không tôn trọng riêng tư cá nhân của trẻ và dạy trẻ thông báo và tri hô nếu có người xâm phạm trẻ.

Trẻ em cần được bảo vệ và học cách bảo vệ bản thân trước những kẻ xâm hại. Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ba mẹ nên đề cao cảnh giác, thường xuyên giáo dục và bảo vệ trẻ khỏi vấn nạn này.