Không khó để nhận thấy sự hứng thú của trẻ khi con bắt gặp một con cá hay những chú chó, mèo ở xung quanh nhà. Sự chuyển động, tiếng kêu và cách phản ứng của các loài động vật khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn với trẻ nhỏ với so với các loài cây cỏ hoặc hình ảnh tĩnh khác. Sớm dạy con nhận biết về các con vật sẽ giúp ích cho sự phát triển nhận thức và tư duy của trẻ nhỏ. Theeastwing.net đã tổng hợp một số cách vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà cha mẹ nào cũng có thể áp dụng ngay để dạy bé về các loài động vật dễ dàng hơn.
Mục lục
Tại sao nên dạy bé ở tuổi mầm non về các con vật?
Dạy bé học các con vật không chỉ là cho con biết tên gọi của các con vật hay giả làm tiếng kêu của chúng, việc dạy con học sẽ mang đến nhiều lợi ích quan trọng hơn mà nhiều cha mẹ chưa hình dung được.
Đầu tiên, dạy con đọc tên các con vật cũng giống như dạy con học bảng chữ cái, từ vựng mới. Bé tập nói, học tên hay tiếng kêu của các con vật sẽ trẻ mở rộng vốn từ vựng, góp phần giúp các con phát triển ngôn ngữ.
Bé học các con vật cũng là thời gian bé khám phá về thế giới xung quanh, đồng thời ươm mầm trong con tình yêu đối với thiên nhiên. Con sẵn sàng tiếp xúc với các loài vật nuôi và nhận vô vàng lợi ích từ việc gắn bó, chơi đùa với những con vật này mang lại.
Cuối cùng, thông qua dạy bé học các loài vật, cha mẹ cũng có thể giúp con ý thức hơn trong việc tiếp xúc với các con vật như thế nào để an toàn bởi không phải loài động vật nào cũng sẵn lòng để trẻ chạm vào hay ở gần. Điều này sẽ giúp con tự bảo vệ bản thân nếu chẳng may cha mẹ không có ở đó.

Dạy bé tập đọc các con vật lúc con mấy tuổi là hợp lý?
Ở độ tuổi mầm non, trẻ có 2 giai đoạn tương ứng với cách học con vật cho bé khác nhau:
Từ 1 đến 3 tuổi: Trong 3 năm đầu đời, trẻ có khả năng ghi nhớ và học hỏi rất nhanh. Cha mẹ có thể dạy bé học các con vật bằng tiếng Việt, giúp con ghi nhớ tên các loài vật, tiếng kêu, đặc tính của những con vật dễ nhớ, dễ bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Từ 3 đến 5 tuổi: Trẻ bắt đầu hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh, biết suy nghĩ và có lý trí hơn. Cha mẹ hãy kể có bé nghe nhiều câu chuyện về thói quen, tập tính của các loài động vật từ đó căn dặn con về cách cư xử với những loài động vật trong những tình huống cụ thể. Những hiểu biết đúng đắn sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh có thể chưa dùng ngay được nhưng về sau có thể hữu ích.
Những phương pháp dạy bé các con vật nhiều cha mẹ đang áp dụng và thành công
Trẻ sẽ càng thêm hứng thú với các bài học về con vật nếu cha mẹ có những cách dạy thu hút. Những phương pháp sau đây cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
Cùng trẻ chăm sóc thú cưng
Không có bài học nào hiệu quả hơn việc cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với con vật. Quan sát thực tế chính là cách giúp bé ghi nhớ nhanh và lâu nhất. Nếu gia đình có điều kiện, hãy cùng trẻ chăm sóc thú cưng. Gia đình bạn có thể nuôi một chú cún con đáng yêu hoặc một chú mèo xinh xắn. Hằng ngày, khi tiếp xúc thường xuyên, bé có thể hiểu thêm và đặc tính và thói quen của các thú cưng, đôi khi là những điều mà trong sách vở không hề đề cập đến. Ví dụ một chú chó/ mèo thường làm gì trong ngày? Sở thích ăn uống như thế nào? Phản ứng khi chủ gọi ra sao? Có phải con mèo nào cũng thích ăn cá?… Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhiều lợi ích khi trẻ được nuôi dưỡng thú cưng trong gia đình như tự tin giao tiếp, ít lo lắng, sợ hãi hơn,…
Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn về việc chăm sóc thú cưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả bé và con vật nhé.

Dẫn trẻ tham quan sở thú hoặc trang trại
Nếu ngại việc chăm sóc quá mất thời gian hoặc không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thú cưng mà vẫn muốn con được tận mắt chứng kiến thì các cha mẹ có thể dạy bé học các con vật bằng cách đưa bé tham quan sở thú hoặc trang trại. Tại đây, trẻ không chỉ thấy một mà nhiều loại động vật khác nhau, quy mô lớn hơn nên sẽ biết được nhiều hơn về kích thước, màu sắc, hình dáng, tập tính của từng loài, con đực khác với con cái thế nào,… Hãy lên lịch để đưa trẻ thường xuyên đến với sở thú, trang trại hay thậm chí vườn quốc gia. Không chỉ tốt cho quá trình dạy bé nói các con vật mà còn giúp trẻ vận động nhiều hơn, tốt cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần.
Đừng quên đặt các câu hỏi trong lúc đi dạo, ngắm thú với bé và hãy hào phóng tặng con những lời khen khi bé trả lời đúng để khuyến khích sự hào hứng khám phá nơi con.

Sử dụng thẻ Flashcard minh hoạt hình động vật
Dạy trẻ mầm non học không thể thiếu những chiếc thẻ Flashcard minh họa. Đây là công cụ hỗ trợ tuyệt vời khi các phụ huynh muốn dạy dạy bé học con vật bằng tiếng Việt hoặc kể cả tiếng Anh. Mỗi chiếc thẻ tương ứng với một hình minh họa con vật. Cha mẹ giơ lên từng thẻ, đọc to tên của con vật để trẻ ghi nhớ và lặp lại. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm âm thanh tiếng kêu của từng loại động vật hoặc bổ sung thêm một số đặc tính tùy theo khả năng hấp thụ, hiểu biết của con
Dạy các con vật thông qua các bài hát
Những bài hát về các con vật cho bé học vô cùng nhiều, ca từ đơn giản, giai điệu tươi vui. Mẹ có thể cho con nghe ngay từ nhỏ rồi khi con lớn hơn thì dạy con hát, giúp con hình thành nhận thức về những con vật.
Các bài hát quen thuộc dành cho độ tuổi mầm non như Một Con Vịt, Con Bướm, Con Cóc, Con Vịt, Con Thằn Lằn, Con Heo, Cá Vàng,…
Ví bài Con Bướm có lời bài hát là: “Kìa con bướm vàng kìa con bướm vàng. Xòe đôi cánh xòe đôi cánh. Bươm bướm bay đôi ba vòng, bươm bướm bay đôi ba vòng.Em ngồi xem, em ngồi xem.” Trẻ sẽ nhận thức được một con bướm sẽ có một đôi cánh vàng rực rỡ và thường bay lượn rất đẹp mắt.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng khi cha mẹ dạy các con vật bằng tiếng Anh cho bé.

Kể cho bé nghe những câu chuyện về các loài vật
Mỗi đứa trẻ đều lớn lên với những câu chuyện vì chúng hấp dẫn và dễ nhớ. Cha mẹ hãy dành thời gian trước khi đi ngủ để kể cho con nghe những câu chuyện về các loài động vật giúp con hiểu hơn về đặc điểm, tính cách của từng loài, từ đó dạy con nhiều điều về cuộc sống.
Nếu không có khiếu kể chuyện, cha mẹ có thể đọc sách cho con nghe. Những quyển sách cho trẻ thường có ít chữ và nhiều hình ảnh sinh động phù hợp với khả năng tiếp thu của bé. Đồng thời, khi tiếp xúc sớm với sách sẽ giúp bé hình thành thói quen yêu sách, thích đọc sách khi lớn lên.
Cùng trẻ xem phim hoạt hình, chương trình “Thế giới động vật”
Phim hoạt hình vốn dĩ sản xuất dành riêng cho các em nhỏ phần nội dung sẽ phù hợp với sự tiếp nhận của các bé. Ví dụ phim hoạt hình “Tom and Jerry”, bạn chuột Jerry luôn tìm mọi cách để được ăn phô mai trong khi bạn mèo Tom luôn thích đuổi bắt chuột. Phim hoạt hình dí dỏm, đầy tiếng cười sẽ dễ dàng khắc họa trong đầu bé về những màu sắc, tập tính của những nhân vật.
Trong khi đó, các chương trình Thế giới động vật sẽ phản ánh chân thật hơn về các con vật trong môi trường sống của chính nó. Vì các chương trình này sẽ dành cho cả người lớn hoặc các bé lớn tuổi hơn nên cha mẹ có thể cùng xem với con để hướng dẫn, giải thích cho con hiểu. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần can thiệp không để cho bé xem những cảnh động vật ăn thịt nếu lứa tuổi của con chưa phù hợp để tiếp nhận.

Chơi trò ghép hình ảnh các con vật
Khi thấy con đã có thể gọi đúng tên các loài động vật đã học, cha mẹ hãy cùng con chơi trò ghép hình ảnh để tăng thêm độ khó. Đây là trò chơi đòi hỏi trẻ phải tư duy, ghi nhớ và liên kết về mặt hình ảnh cực tốt. Với các bé nhỏ, mẹ hãy cho trẻ bắt đầu với những mảnh to và những con vật quen thuộc, dễ nhớ.
Các mẹ có thể mua những bộ lắp ghép hình ảnh tại nhà sách, cửa hàng đồ chơi hoặc tự làm cũng rất dễ. Khi tự làm hãy, các mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau để các bé có thể học hai lần.
Đầu tiên, các mẹ in hình các con vật vào tờ giấy A4 rồi cho bé tô màu. Sau đó mẹ dán mảnh giấy vào bìa cứng và cắt ra thành từng mảnh lớn để cho con ghép hình. Nếu muốn tăng độ khó, các mẹ có thể xáo trộn hai đến ba con vật để bé vừa tìm kiếm, phân loại vừa ghép hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể mua cho bé một bộ các con vật. Sau đó, bảo bé đặt các con vật vào các hình ảnh tương ứng để bé ghi nhớ tốt hơn.

Dạy cho bé các con vật mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển về ngôn ngữ và tình cảm cho bé. Cha mẹ đừng ngần ngại thử nghiệm những cách trên đây để tìm ra phương pháp phù hợp với bé, duy trì sự hứng thú học hỏi và đạt hiệu quả tối ưu.